Hệ thống trường học

Điện thoại: 08 6620 4816

Những kinh nghiệm khi cho bé đi du lịch dịp nghỉ Lễ

08/11/2019

Dịp nghỉ Lễ Chiến thắng 30/04 và Quốc tế Lao động 01/05 năm nay người lao động được nghỉ 03 ngày (từ 29/04 đến hết 01/05) nên nhu cầu đi du lịch của người dân sẽ tăng cao. Các gia đình đi du lịch thông thường hay cho con trẻ theo cùng. Cho trẻ đi du lịch dịp nghỉ lễ không chỉ là một hoạt động giúp gắn kết tình cảm gia đình mà hơn thế nữa, nó còn giúp các bé có dịp được quan sát và biết thêm nhiều kiến thức thú vị từ thiên nhiên và cuộc sống. Tuy nhiên, khi cho bé đi cùng gia đình các bậc cha mẹ nên có một sự chuẩn bị kỹ càng từ ban đầu thì chuyến đi sẽ thực sự thành công hơn. Dưới đây là một số kinh nghiệm để các bậc cha mẹ cần lưu ý:

 

(Ảnh minh họa)

 

1. Chuyện ăn uống 

- Đừng quá căng thẳng chuyện ăn uống của bé vì nó sẽ làm cả nhà mệt và mất vui. Con chỉ có vài ngày để vui chơi khám phá, bạn còn cả đống ngày còn lại để tẩm bổ cho con.

- Hãy bỏ những phích ủ, những bình đun cháo ở nhà. Hiện nay, đã có rất nhiều đồ ăn sẵn, bột ăn liền, nước hoa quả đóng chai có chất lượng tốt. Hãy tận dụng những nguồn thức ăn đó. Thậm chí, nếu con bạn đã có thể ăn được hoa quả tươi như chuối, xoài hay đu đủ, hãy mua ở ngay những điểm du lịch mà bạn đến.

 

(Ảnh minh họa)

 

- Bánh ăn chơi: cái này thì cực kỳ quan trọng và không thể thiếu. Trộn đều một vài loại bánh quy, chia vào các túi nhỏ, mỗi ngày mang theo 1 ít. Cứ lúc nào con đói hoặc quấy mà đang lu bu hoặc chưa đến nơi ăn kịp, hoặc mè nheo bỏ bữa thì mang bánh ra cho con ăn tạm.

- Bữa chính: Mang theo cháo ăn liền với ruốc thịt, ruốc cá… đóng hộp. Cháo ăn liền mua loại có gói thịt bên trong, trút hạt cháo khô ra 1 lon sạch, bỏ hết gói nêm, giữ lại gói thịt mang theo. Để đỡ lích kích, bạn chia cháo làm 3 cữ 3 vào non  có nắp đậy, đến giờ ăn, chỉ cần cho nước sôi vào khuấy đều lên với ruốc thịt cá là cho ăn luôn. Ăn xong thì lấy nắp đậy lại, xong tối mang về khách sạn rửa. 

- Ngoài ra, bạn có thể gọi món cháo, súp của nhà hàng, khách sạn cho bé. Có thể mang theo máy xay cầm tay để xay nhỏ đồ ăn cho bé.

- Nhiều bé bị dị ứng với một số đồ biển như cua, ghẹ, cá nục, cá thu... cần thận trọng khi cho bé ăn những món này.

 
2. Những vật dụng cần mang theo

-   Khi đi du lịch cùng con nhỏ, những vật dụng không thể thiếu trong vali chính là thuốc. Mọi thứ khi đi du lịch nếu thiếu đều có thể mua nhưng thuốc thì không thể không mang. Mẹ cần mang đủ thuốc ho, thuốc xịt rửa mũi, thuốc cảm cúm, men tiêu hóa và thuốc hạ sốt. Bên cạnh đó, cặp nhiệt độ cũng rất quan trọng.

-  Quần áo của trẻ mang đồ như thế nào cần phụ thuộc vào địa điểm đến cũng như thời tiết nơi đó. Chính vì vậy trước khi đi, mẹ cần tìm hiểu kỹ về nơi mình sẽ đến. Nếu đi mùa hè, mẹ nên mang quần áo đơn giản nhẹ nhàng, tránh váy áo lòe xòe hay đồ dày, nóng sẽ khiến bé cảm thấy khó chịu. Thời tiết lạnh thì khăn, mũ, găng tay cùng thuốc bôi giữ ấm ngực, chân cần phải đầy đủ.

 
3. Lưu ý khi cho con tắm biển

 

(Ảnh minh họa)

 

- Chỉ cho trẻ chơi ở những nơi gần bờ, có cha mẹ bên cạnh giữ phao bơi. Nhiều người thường chủ quan để con tự dùng phao, điều này rất nguy hiểm vì trẻ sẽ dễ bị cuốn ra xa mà không biết, nhiều khả năng sẽ bị sóng đánh úp, những cơn sóng dồn dập khiến bạn không biết xử lý như thế nào dẫn đến những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.

- Nên mặc đồ bơi kín đáo cho trẻ. Khi tắm xong lên bờ không để trẻ vẫn mặc đồ ướt chạy chơi trên cát, tốt nhất hãy lau khô người, thay đồ khô cho bé. 

- Nên dùng nước ngọt xối rửa thật kỹ cho trẻ sau khi tắm biển, nếu không chất muối đọng lại trên da sẽ làm cho da trẻ bị khô. Sau khi tắm, nên nhỏ mắt cho bé bằng nước muối sinh lý để giảm tác dụng kích thích của nước biển. 

- Tuyệt đối không cho trẻ tắm biển giữa trưa, chơi đùa trên cát vào thời điểm nóng đỉnh điểm từ 11h trưa đến 3h chiều.

Để chuyến du lịch của cả gia đình thực sự vui vẻ, thoải mái như mong đợi thì các bậc cha mẹ cần lưu ý những kinh nghiệm như thế nhé!

 

Nguồn: Sưu tầm

Đăng ký tham quan trường